Mỗi dịp tết đến con cháu quây quần và cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ gia tiên để thể hiện lòng thành kính và biết ơn đến tổ tiên. Tuy nhiên hóa chân hương ngày 23 tết thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết?
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Đối với người Việt việc thờ cúng tổ tiên rất quan trọng, không chỉ thể hiện lòng thành kính với gia tiên mà còn cho thấy sự gắn kết giữa người âm và người dương. Hơn nữa thế hệ sau còn cho rằng việc thờ cúng thành tâm, thành kính sẽ được gia tiên phù hộ, ban phước lành và may mắn đến cho những người còn sống. Vì thế bàn thờ tiên luôn cần đảm bảo sự sạch sẽ tươm tất.
Những nguyên tắc cần nhớ khi dọn dẹp bàn thờ và hóa chân hương
Bàn thờ được ví như một thế giới thu nhỏ của những người đã khuất. Do đó trước khi tiến hành dọn dẹp thắp hương cũng như hóa chân hương chúng ta cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:
-Tắm rửa sạch sẽ để tẩy uế và các bụi bẩn trên cơ thể. Diện trang phục gọn gàng, sạch đẹp.
-Sắm sửa hoa quả, các lễ cần thiết để dâng lên tổ tiên và thông báo cho gia tiên biết gia đình sắp tiến hành dọn dẹp, lau chùi bàn thờ.
-Dọn dẹp vào ban ngày, không dọn vào buổi tối.
Hóa chân hương ngày 23 tết
Cách hóa chân hương đúng
Dọn dẹp bàn thờ cuối năm có một vấn đề quan trọng và cần thiết mà rất nhiều người thắc mắc là hóa chân hương thế nào cho đúng ngày 23 tết? Bởi việc hóa chân hương rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến nơi yên nghỉ của những người đã khuất mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống và sự nghiệp của con cháu. Chình vì vậy việc hóa chân hương chuẩn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
-Chuẩn bị khăn và nước lau bàn thờ sạch sẽ để tiến hành lau chùi bàn thờ, bài vị và bát hương. Tuy nhiên bài vị và bát hương chỉ lau chùi và cần dùng tay giữ không để cho xê dịch. Sau khi lau một lần bằng nước sạch, giặt khăn thật sạch rồi ngâm khăn trong nước có pha rượu, gừng giã nhỏ và có thể cho thêm nước hoa rồi vắt khăn cho ráo nước. Tiếp đến lau lại bàn thờ, bài vị, bát hương một lần nữa nhưng vẫn đảm bảo không xê dịch bát hương, bài vị.
-Với chén nước, lọ họa, lộc bình, đèn, đỉnh đồng,…thì có thể xê dịch để tiện cho việc lau dọn.
-Tiến hành lau chùi toàn bộ bàn thờ và những đồ thờ cúng khác, có thể dùng chổi dành riêng cho việc quét dọn bàn thờ hoặc dùng khăn lau. Tùy từng đồ thờ cúng mà lựa chọn đồ lau dọn cho phù hợp.
-Sau khi đã dọn dẹp xong chúng ta tiến hành tỉa bớt chân nhang nhưng vẫn đảm bảo để lại con số lẻ chân nhang trên bát hương, tuyệt đối không được tỉa hết chân nhang.
-Số chân nhang tỉa ra đem đốt thành tro rồi đem thả xuống sông, suối nhằm ý mang đến sự mát mẻ cho những người đã khuất.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi hóa chân hương ngày 23 tết thế nào cho đúng. Hi vọng qua đây chúng ta sẽ đảm bảo việc lau dọn bàn thờ và hóa chân hương chuẩn để đảm bảo sự linh thiêng và thành kính.
-----------------------------------
Thông tin liên hệ đặt hàng:
Gốm tâm linh Gia Tộc Việt
* Trụ sở chính: Số 10, Đường Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Điện thoại: 0888 36 1102
* Tổng kho Hà Nội: Số 110 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0888 37 1102
Website: giatocviet.com