Giỏ hàng (0)

Khấn thế nào để Sở cầu như ý Sở nguyện tòng tâm

Khấn cúng khi đi chùa hay trong những ngày mồng một, ngày rằm lễ tết không phải quá xa lạ với người dân Việt Nam, tuy nhiên khấn sao cho đúng thì không phải ai cũng biết, nhất là với các bạn trẻ thì khấn thế nào cho đúng thì quả là không phải việc đơn giản.

Văn khấn không nên cầu xin

Đạo Phật vào Việt Nam ngay từ đầu đã kết hợp với tín ngưỡng nông nghiệp với tính thực dụng cao nên người Việt đã thần hóa Phật. Vì cho Đức Phật có nhiều phép thần thông nên cầu xin người ban phát, phù hộ cho mình.

Thực chất, Phật giáo một tư tưởng triết học lớn, Phật chính là đại điện cho tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân đạo Phật muốn đem đến cho người dân. Phật chỉ là nhà tư tưởng, không phải thần thánh. Do đó, nguyên tắc của đạo Phật không phải là cầu xin nên mọi hình thức cầu khấn tiền tài, cầu danh vọng, cầu xin ban phát những điều tốt cho bản thân hay những hình thức dâng sao, giải hạn. Đi chùa là để học cho tinh thần được thanh thản, để giác ngộ.

Chùa là nơi dạy chúng sinh làm điều thiện, xây dựng nhận thức trên nền tảng trí tuệ để nhờ có trí tuệ sẽ diệt trừ được ngu tối, bởi ngu tối là mầm mống của tội ác. Do vậy, người đi lễ là để học làm điều thiện chứ không phải là để khấn vái, cầu xin những điều thuộc về vật chất. Những lời khấn có tính cầu xin hiện nay đều không phải là văn khấn trước trước đấng linh thiêng.

Đi chùa là để học cho tinh thần được thanh thản, để giác ngộ

 

Không nên khấn theo bài cố định

Hiện nay, trên các trang mạng đang truyền đi rất nhiều bài văn khấn có sẵn để mọi người học hỏi. Với các bài khấn này, mỗi người chỉ cần thay tên đổi họ, đổi địa chỉ, còn nội dung khấn đều giống nhau. Nhưng GS. Biền đặc biệt nhấn mạnh rằng các bài khấn, kể cả bài khấn Phật hay các bài khấn Mẫu, khấn thần linh, khấn người có công… nếu có sẵn đều là giả dối. Khấn phải là tâm truyền tâm tức là nói lên chính tâm nguyện của bản thân, khấn có bài bản tức là bị lệ thuộc, không xuất phát từ tâm nên không được chấp nhận. Khi đứng trước ban thờ, hãy gửi đến đấng thiêng liêng những suy nghĩ đẹp đẽ nhất.

Muốn vào khấn phải qua ban Đức Ông

Việc đầu tiên khi bước vào bất cứ một ngôi chùa nào là phải qua ban Đức Ông trước, bởi Đức Ông đã được Đức Phật thọ ký cho là người cai quản mọi cảnh chùa, do đó, lễ Đức Ông không phải là cầu xin mà là xin phép ngài được vào lễ Phật.

Khi khấn phải trang nghiêm

Khi đứng trước ban thờ Phật, người khấn không được cúi gằm mặt xuống, phải đứng trang nghiêm, áo quần chỉnh tề, nhìn lên ban thờ Phật, nhìn lên Tam thế Phật. Với những gia đình có người đã mất, người khấn phải nhìn lên hàng tượng thứ hai, gọi là bộ tượng Di Đà Tam Tôn (A Di Đà Tiếp Dẫn), là bộ tượng mang ý nghĩa tiếp dẫn những chúng sinh có Phật quả vào cõi cực lạc. Khi nhìn lên hàng tượng này, tức là đang cầu cho linh hồn của người đã mất sẽ được sự che chở của Phật.

Khi khấn, tay phải để trước ngực, chắp hình búp sen

Vái 3 vái là đủ

Khi khấn, tay phải để trước ngực, chắp hình búp sen, chiếu các ngón tay thẳng lên trời và không được vái lia lịa bởi nếu như thế thì tâm vọng động. Do đó, người khấn chỉ cần vái 3 lần. Ba vái tượng trưng cho Phật, Pháp và Tăng. Phật ở đây là giác, tức giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lẽ. Pháp là lẽ phải, điều chính đáng. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh. Ba vái là nguyên tắc phải làm theo.

Người vào khấn lễ cũng chỉ thắp một nén hương, bởi đó là tâm hương biểu hiện tâm của người đi lễ. Ý nghĩa của nén hương gồm giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. Có giới được thì mới định được, tức là có kiêng khem được, có theo đúng quy ước được thì tâm mới định được, khi đó thì tuệ mới phát sinh, khi trí tuệ phát sinh thì con người mới có thể giải thoát được và ngày càng tinh tấn, tiến bộ, hiểu biết sâu sắc hơn, mới giác ngộ được.

Không nên thắp ba nén hương bởi thắp ba nén hương chỉ có trong trường hợp muốn có sự thay đổi bởi 3 là số lẻ, lẻ thì động, động thì chuyển, chuyển thì biến đổi, phát triển.

 

Chúng ta nghĩ gì là quỷ thần đã biết nên không cần phải nói to

Khấn chớ nên nói to

Ngoài ra, người xưa đã nói “Tâm xuất quỷ thần chi”, chúng ta nghĩ gì là quỷ thần đã biết nên không cần phải nói to, đọc to bài khấn để tránh làm phiền đến người khác. Phật dạy rằng “tâm truyền tâm”, tâm có tĩnh thì tuệ mới sinh nên chỉ cần lặng lẽ khấn.

Không phải cứ khấn là “Nam mô A Di Đà”.

Trong thực tế, hầu hết người dân đến đền, đình, chùa, miếu, phủ đều bắt đầu bài khấn bằng một câu là “Nam mô A Di Đà Phật”. Kể cả những người “sành” đi đình, miếu phủ cũng khấn vậy. Nhưng câu khấn này thực chất chỉ dành cho người khấn ở chùa. “Nam mô” có nghĩa là xin quy y, xin theo Đức Phật. Ở đền, phủ lại không thờ Phật do đó câu nói này hoàn toàn không phù hợp. Đền, phủ… là những nơi thờ thần linh, thờ những người có công nên khi đứng trước ban thờ, người khấn trước tiên hãy tỏ lòng thành kính, sau đó mới khấn những ước muốn, tâm nguyện trong sáng.

 

--------------------------------

Thông tin liên hệ đặt hàng:

 

Gốm tâm linh Gia Tộc Việt

 

* Trụ sở chính: Số 10, Đường Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.

Điện thoại: 0888 36 1102

 

* Tổng kho Hà Nội: Số 110 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 0888 37 1102

 

Website: giatocviet.com

 
Thông tin liên hệ đặt hàng:
Gốm tâm linh Gia Tộc Việt
* Trụ sở chính: Số 10, Đường Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Điện thoại: 0888 36 1102
* Tổng kho Hà Nội: Số 110 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0888 37 1102
Website: www.giatocviet.com
 
Ý kiến bạn đọc (0)
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Họ tên
Email
Nội dung
Mã bảo vệ
 
 
 
CÁC TIN KHÁC
Bàn thờ gia tiên nên đặt mấy bát hương?
Cách lau dọn ban thờ giữ lộc, không động tài
Mách địa chỉ mua đồ thờ cúng cao cấp gia tộc việt với giá nhà sản xuất
Những điều cần phải biết khi lập bàn thờ gia tiên
Tìm hiểu tín ngưỡng và ý nghĩa của nghi thức thờ cúng tổ tiên
Muốn giàu có và hạnh phúc năm 2017, bạn nên biết điều này?
Những đồ thờ không thể thiếu trên bàn thờ trong dịp Tết
Mâm bồng đặt ban thờ những điều bạn cần biết
Một bàn thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì?
Bát Hương Bát Tràng men rạn cổ