Giỏ hàng (0)

"Đánh thức" dòng men cổ thế kỷ XVI tại Bát Tràng

Dòng men cổ có một không hai trong nghề làm gốm tưởng chừng như đã thất truyền đã được những nghệ nhân tại làng gốm Bát Tràng hồi sinh phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết...

Dòng men trứ danh bị thất truyền
 
Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) được ghi danh trong sử sách là một trong những làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời nhất không chỉ tại kinh đô Thăng Long xưa mà còn nổi danh khắp cả nước với những sản phẩm gốm sứ được chế tác cầu kỳ, tinh xảo.
 
Lịch sử về sự hình thành làng gốm Bát Tràng được sách Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi ghi lại, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý. Khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp.
 
Theo thời gian, các nghệ nhân làm gốm đã đưa tên tuổi, thương hiệu gốm Bát Tràng nổi danh khắp trong và ngoài nước. Gốm Bát Tràng có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như làm đồ cống phẩm, đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày....
 
Dinh-gom-men-ran-bat-trang-viet-nam07
Làng Bát Tràng nổi danh khắp nơi với nghề làm gốm.
 
Nói đến gốm Bát Tràng, người ta người ta không chỉ biết đến một làng nghề sản xuất đa dạng về mặt chủng loại, mẫu mã mà còn vô cùng nổi tiếng với các bí quyết pha chế ra những dòng men quý chỉ lưu truyền trong mỗi gia đình, dòng tộc. Mỗi gia đình, dòng tộc tại làng gốm cổ Bát Tràng lại có một công thức, bí quyết pha chế với các nguyên liệu, tỷ lệ khác nhau để tạo ra những bài men độc đáo của riêng mình. Những dòng men nổi tiếng làm nên tên tuổi của sản phẩm gốm Bát Tràng là Men lam, Men nâu, Men trắng (ngà), Men ngọc....
 
Trong số đó, dòng men nổi tiếng nhất góp phần làm nên “thương hiệu” gốm Bát Tràng mà các nghệ nhân của làng cổ Bát Tràng xưa tạo ra chính là Men rạn - đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men gốm. 
 
Sự độc đáo của dòng men này được thể hiện rõ qua các tài liệu, thư tịch nghiên cứu về gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận sản phẩm gốm men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỉ XVI và kéo dài tới đầu thế kỉ XX chứ không xuất hiện tại bất kỳ làng nghề làm gốm nào khác trong và ngoài nước.
 
Dinh-gom-men-ran-bat-trang-viet-nam01
Một chiếc đỉnh bằng gốm men rạn đắp nổi rồng và nghê do thợ làng Bát Tràng chế tạo vào năm 1736, thời Cảnh Hưng (Ảnh: TL).
 
 
Là một trong dòng men cao cấp, quý hiếm nhất nên hầu hết những sản phẩm gốm men rạn được chế tác đều trở thành đồ “ngự dụng” (đồ vua chúa dùng),  đồ trang trí, trưng bày tại các cung đình, các nơi thờ phụng quan trọng, linh thiêng  của hoàng gia, hoàng tộc, nơi cung cấm hoặc tại các gia đình quyền quý. 
 
Các bức tượng nghê, tượng hổ, lư hương, đỉnh gốm men rạn Bát Tràng do nghệ nhân làng gốm Bát Tràng làm từ thế kỷ XVI - XVII được tìm thấy được xem là những biểu tượng cho tay nghề và tinh hoa của những nghệ nhân nghề làm gốm đất Viêt.
 
“Phục sinh” men gốm cổ
 
Nổi tiếng là thế nhưng công thức pha chế dòng men này chỉ lưu truyền trong một số gia tộc và do những nghệ nhân giỏi nhất của làng nghề Bát Tràng nắm giữ. Tới khoảng cuối thế kỷ XIX, công thức pha chế dòng men rạn nổi danh này bất ngờ mai một và thất truyền, từ đây những sản phẩm gốm men rạn chính thức vắng bóng trên thị trường.
 
Những tưởng công thức pha chế nước men rạn sẽ mãi mãi đi vào quên lãng nhưng những người thợ, những nghệ nhân tâm huyết với nghề tại làng gốm cổ Bát Tràng vẫn luôn đau đáu một tâm niệm, mong ước có thể “hồi sinh” lại tinh hoa của cha ông, gia tộc mình.
 
Dinh-gom-men-ran-bat-trang-viet-nam03
Đỉnh men rạn đắp nổi do Nghệ nhân Phạm Đạt tại làng gốm Bát Tràng chế tác.
 
Tinh hoa, tinh túy của nghề làm gốm như đã ngấm vào mỗi người con nơi đất gốm Bát Tràng, họ xoay xở, tìm tòi, học hỏi những cái mới để thích nghi với những đổi thay của thời cuộc nhưng vẫn không quên nghiên cứu, tìm hiểu những mong phục hồi lại những giá trị truyền thống vốn có của làng nghề.
 
Một số nghệ nhân nổi danh của làng nghề Bát Tràng như Nghệ nhân Trần Độ, Nghệ nhân Vũ Đức Thắng, Nghệ nhân Lê Minh Châu... trở thành những người giữ gìn và “truyền lửa” nghề cho những thế hệ đi sau. Bên cạnh đó là những nghệ nhân như Vương Mạnh Tuấn, Nghệ nhân Tô Thanh Sơn, Nghệ nhân Phạm Đạt... trở thành những nghệ nhân nắm giữ và phục chế thành công bí quyết pha chế dòng men rạn nức tiếng của làng gốm Bát Tràng.
 
 
Gom-men-ran-cao-cap
Nghệ nhân Phạm Đạt - một trong những nghệ nhân góp phần phục hồi và phát triển gốm men rạn tại làng gốm cổ Bát Tràng.
 
Kỹ thuật pha chế men rạn rất công phu và phức tạp, đặc biệt là phải biết cách kết hợp đặc tính giữa xương gốm và da gốm. Nguyên liệu pha chế chủ yếu được lấy từ tự nhiên gốm tro trấu, đất sét, cát... theo một công thức nhất định. Hiện nay, sau một thời gian dài vắng bóng, những sản phẩm gốm men rạn đã chính thức được sản xuất trở lại. 
 
Dinh-gom-men-ran-bat-trang-viet-nam10
Những sản phẩm gốm men rạn hoa văn đắp nổi được chế tác trên cơ sở kế thừa bí quyết của cha ông kết hợp với sự sáng tạo của người nghệ nhân.
 
Ngoài phục chế thành công dòng men trứ danh của cha ông, những nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng còn phát triển và đưa các gốm  men rạn lên một tầm cao mới bằng cách nghiên cứu nhiều tư liệu, sách cổ quý hiếm để mỗi một chi tiết trên từng sản phẩm đều được tạo hình bằng tay với kỹ thuật tạo khuôn, đắp nổi, khắc chìm, tráng men rạn.
 
Dinh-gom-men-ran-bat-trang-viet-nam09
Sau một thời gian dài vắng bóng, giờ đây gốm men rạn đã trở lại và ngày càng được nhiều người biết đến, ưa chuộng.
 
Chính những nét màu mờ ảo kết hợp với những hoa văn, họa tiết đắp nổi trên một chỉnh thể dưới lớp men sắc trắng ngà có những vết rạn chạy dọc ngang làm cho sản phẩm gốm men rạn càng trở nên nổi tiếng, được nhiều người yêu thích, ưa chuộng.
 
Dinh-gom-men-ran-bat-trang-viet-nam06
Sau một thời gian dài thất truyền, dòng men rạn đã hồi sinh và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
 
Hiện nay, khi nói đến những nghệ nhân chế tác sản phẩm gốm men rạn nổi tiếng phải nhắc đến Nghệ nhân Phạm Đạt – hậu duệ của gia tộc họ Phạm có nhiều đời làm gốm tại làng cổ Bát Tràng. Nghệ nhân Phạm Đạt cũng chính là một trong những người góp phần “hồi sinh” trở lại dòng men rạn cổ từ Thế kỷ XVI. 
 
Không chỉ vậy, trên cơ sở kế thừa truyền thống của gia tộc có nhiều đời làm gốm tại làng cổ Bát Tràng với mong muốn đem những sản phẩm gốm truyền thống mang giá trị văn hóa của dân tộc đến với mọi gia đình, Nghệ nhân Phạm Đạt đã định hướng đi sâu vào phục hồi, chế tác, phát triển các sản phẩm dòng gốm sứ tâm linh men rạn cổ truyền hoa văn đắp nổi thành thương hiệu Gốm tâm linh Gia Tộc Việt.
 

-----------------------------------

Thông tin liên hệ:

Gốm tâm linh Gia Tộc Việt

Trụ sở: Số 138, xóm 5, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.

Trung tâm giao dịch Hà Nội: Số 110 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline đặt hàng: 0888 36 1102 hoặc 0888 37 1102

Website: www.giatocviet.com

 

 

Thông tin liên hệ đặt hàng:
Gốm tâm linh Gia Tộc Việt
* Trụ sở chính: Số 10, Đường Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Điện thoại: 0888 36 1102
* Tổng kho Hà Nội: Số 110 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0888 37 1102
Website: www.giatocviet.com
 
Ý kiến bạn đọc (1)

nhà mình có lọ lộc bình men rạn Bát Tràng nào đẹp không nhỉ
Anh Thơ | Thứ hai, 27/11/2017 09:57
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Họ tên
Email
Nội dung
Mã bảo vệ
 
 
 
CÁC TIN KHÁC